Giới thiệu các đời xe Vespa cổ tại Việt Nam đang đươc rất nhiều khách hàng yêu thích.
Vespa dòng xe tay ga cao cấp dành cho giới thượng lưu của hãng xe danh tiếng Piaggio đến từ Italia. Với thiết kế đậm chất châu Âu, luôn mang lại sử đẳng cấp, lịch lãm và thời trang cho ngưới lái, có thể hiểu không phải ngẫu nhiên mà Piaggio được bình chọn là một dòng những dòng xe tay ga cao cấp được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.
Được ra đời từ năm 1946, nhưng phải đến năm 1953, Vespa mới theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam. Qua nhiều năm cải tiến và thiết kế và động cơ để bắt kịp với xu thế người tiêu dùng, Vespa có được một chỗ đứng ổn định tại đất nước hình chữ S. Không những vậy, Vespa còn là một đối thủ mà bất kỳ dòng xe nào trong phân khúc xe tay ga cao cấp cũng phải e dè.
Tuy rằng những dòng Vespa cổ không còn được ưa chuộng như thời kỳ hoàng kim nữa, nhưng chúng vẫn là mục tiêu san đón của những người đam mê các dòng xe Vespa cổ hiện nay tại Việt Nam. Sau đây, là các dòng Vespa cổ đang rất thịnh hành tại Việt Nam:
Vespa Acma GS.
Thuộc về những dòng Vespa đời đầu, đến giờ Vespa Acma GS ngừng sản xuất và được xem là hàng hiếm đối với dân sưu tầm xe Vespa. Hiện nay tại Việt Nam, Vespa Acma GS chỉ còn được đếm trên đầu ngon tay. Vì thế, nó được xem là một bảo vật vô giá đối với những ai thích sưu tầm xe Vespa cổ.
Vespa Acma GS niềm mơ ước của ai yêu thích xe Vespa cổ
Với thiết kế theo kiểu xe đua thế thao, phần sườn có độ cong để trượt gió cao, thích hợp với những ai thích lướt tốc độ. Xe có 3 số, dưới yên trước có một cửa sổ mở ra là thấy bình xăng làm cho người nhìn có cảm giác lạ, độc đáo. Có thể nói, Vespa Acma GS là niểm mơ ước của hầu hết dân chơi Vespa bởi ý nghĩa lịch sử cũng như kiểu dáng đẹp hút hồn của nó
Vespa Standard (Vespa 150)
Dòng xe này được sản xuất từ những năm 1958 – 1963, đánh dấu cột mốc quan trọng cho cả dòng xe scooter. Vespa Standard là sự kết hoàn hảo giữa dòng xe phổ thông cho tất cả mọi người và phiên bản trình diễn.
Vespa Standard dòng xe cổ khá được thông dụng tại Việt Nam
Mang trong mình phong cách thể thao khoẻ khoắn, có thể nói dòng xe này tập hợp tất cả tinh tuý mà Piaggio có được qua các giải đua mà hãng từng tham gia. Vespa Standard đã được chuyển sang động cơ rotary valve (kiểu động cơ piston-proted được dùng cho các đời xe GS, SS cho đến năm 1968 với công suất 8CV ở 7.500 vòng, 4 kỳ, yên xe dài hơn, bánh xe lớn hơn với kích thước 10 inch – đó là những thay đổi khác biệt nhất của chiếc Vespa.
Vespa Sprint 150
Vespa Sprint 150 trông rất gọn gàng với đường bệ luôn sẵn sàng bùng nổ. với hệ thống bánh 10, xi lanh được nâng lên 3 cửa đã giúp cải thiện đáng kể tốc độ của xe. Sprint được tung ra thị trường vào năm 1965 và đã tồn tại hơn 20 năm, cho tới năm 1980 những chiếc Sprint vẫn được sản xuất. chính vẻ ngoài sang trọng, tính năng sử dụng tốt nên Sprint từng được mệnh danh là “salon bay” – khẳng định cho sự thành đạt. Dòng xe này có mặt tại Việt Nam khá sớm vào những năm cuối của thập kỷ 60 và là niềm ao uốc của bao thanh niên thời đó.
Vespa Print 150 cũng khá được ưa chuộng hiện nay.
Vespa Super
Dòng xe này ra đời năm 1966 và được xem là đời sau của Standard và đời trước của Sprint. Vẫn giữ dáng con ong truyền thống của hãng Vespa tuy nhiên nó được thay đổi thiết kế từ tròn sang vuông những chi tiết bên ngoài như cốp, vè một ít nơi đầu đèn (Super) hoặc toàn bộ đèn (Sprint). Đồng thời phần máy cũng được nâng cấp bộ lửa và một số chi tiết giúp xe vận hành trơn tru. Super còn được gọi với tên gọi khác là “siêu ong” vì nó có những đặc điểm về hình dáng cá tính, góc cạnh.
Vespa Supper phiên bản cải tiến của Print và Supper
Vespa 125 Primavera
Kế thừa hình mẫu 125 (VMA1), chiếc Vespa 125 “Primavera” đã gặt hái thành công lớn ngay từ khi vừa được tung ra thị trường (1967). Bởi chiếc xe này dễ điều khiển, lướt êm, năng động và khỏe khoắn. Điều đặc biệt nhất là mẫu xe này là bộ khung dài hơn nên giúp người ngồi sau xe cảm thấy thoải mái hơn
Vespa 125 Primavera mẫu xe gặt hái được khá nhiều thành công.
Kinh nghiệm mua xe Vespa cổ
Hãy mua xe theo sở thích cá nhân.
Bạn cần xác định rõ mục đích mua xe để làm gì? Dạo phố, phượt, đi xa, hay là độ thật ngầu? Khi đã xác định rõ được mục đích mua xe để làm gì thì bạn sẽ có thể lựa chọn một dòng xe phù hợp với những dự định mà bạn sẽ làm với chiếc xe Vespa cổ sau khi mua về.Khi mua xe Vespa cổ, chắc sẽ có không ít người rỉ vào tai bạn những lời không hay về xe Vespa cổ như: “xe này hay hỏng vặt lắm”, “đang đi tự dưng tắt máy”,… điều đó chỉ đúng khi bạn chọn mua phải một chiếc xe “cùi bắp” thôi. Nếu như mua xe Vespa cổ với động cơ ngon lành thì bạn sẽ không bao giờ gặp tình trạng này. Vì vậy, hãy chọn xe theo sở thích cá nhân và bỏ qua các lời “hăm dọa”.
Theo một cuộc khảo sát hành trình xuyên Việt với quãng đường 8000km cùng với chiếc Sprint cho biết: trong suốt quảng đường, xe không có duấ hiệu của tụt ga, hòng hóc cũng như tắt máy giữa đường, chỉ việc đổ xăng là có thể chạy phà phà.
Mua xe phù hợp với túi tiền.
Hãy lựa chọn xe phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Tùy thuộc vào từng dùng xe, độ zin (nguyên bản) và tình trạng xe thì mỗi chiếc xe Vespa sẽ có mức giá khác nhau. Chi phí hợp lý để mua một chiếc xe Vespa cổ hiện nay dao động từ 15 – 20 triệu đồng, với số tiền này, bạn đã có thể sở hữu một chiếc xe Vespa cổ ngon lành rồi.
Nếu bạn không đủ tiền thì đừng nên ham đồ rẻ nhé. Vì là mua các dòng xe cũ có tuổi thọ sắp xỉ gần 10 năm. Việc mua xe quá rẻ cũng đi kèm với những rủi ro về hỏng hóc, chi phí mà bạn phải bỏ ra sửa chữa, thay thế linh kiện, phụ tùng, có khi nhiều hơn. Quan trọng là các dòng xe rẻ có các bộ phận thường không đồng bộ, tính ổn định thấp.
Khi đã xác định rõ giá xe Vepsa cổ thì đã đến lúc bắt tay vào giai đoạn quan trọng nhất là đến các cửa hàng, trung tâm, lựa chọn mua một chiếc xe Vespa cổ, đó là kiểm tra và xem xét chiếc xe đó có xứng đang với khoản tiền mà chúng ta cần bỏ ra hay không.
Chọn lựa nơi mua xe Vespa cổ uy tín vá chất lượng.
Chọn lựa một nơi mua xe Vespa cổ uy tín và chất lượng gần nơi bạn sống sẽ giảm thiểu được ít nhiều rủi ro về xe hỏng vặt, xe quá “cùi bắp”. Một địa điểm bán xe Vespa cổ uy tín chất lượng sẽ có giá cả niêm yết rõ ràng, chế độ bảo hành hợp lý. Bạn có thể tham khảo những việc này trên chính website của trung tâm hay công ty.
Ngoài ra,bạn có thể lên các cộng đồng xe máy uy tín và chất lượng hiện nay để tham khảo các trung tâm, cửa hàng bán xe Vespa cổ. Bạn có thể đặt câu hỏi liên quan đên trung tâm cửa hàng tại ngay trên các diễn đàn cộng đồng xe máy để nhận được câu trả lời hợp lý nhé.
Quan sát tổng quát, chi tiết
Hầu hết, cac xe Vespa cổ ở nước ta đều đã được làm đồng lại phần khung xe (do đã quá cũ) bao gồm việc đập lại khung, gò nắn về form mẫu ban đầu. Do đó, việc đầu tiền là cần phải quan sát toàn bộ phần khung xe, sườn xe, giè, cac mép nồi khung sườn. Sau đó kiểm tra tiếp phần cốp, bình xăng lớn, đặc biệt là chú ý kỹ phần dưới thân xe (chỗ để gắn chân chống) đảm bảo thân xe ổn định, liền khối, không bị mục gỉ, “mối mọt”. Cốp phải được lắp vừa vặn với xe, không rung lắc.Tiếp theo, bạn cần kiểm tra cổ phốt xem có bị rơ không. Kiểm tra phần tay lái và đầu đèn để biết được độ ổn định của chúng.
Hãy bình tĩnh, cần thận, chậm rãi kiểm tra từng chi tiết trên xe, không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào. Nếu bạn chơi xe khogn6 cần độ zin thì các chi tiết cần khớp với khung sườn, không có biểu hiện gì sét hay lỏng lẽo. Dựng chống đứng và quan sát ừ xe (trong vòng 3m) theo hướng cả trước và sau xe xem xe có bị nghiêng, lệch hay mất cân đối hay không. KIểm tra yên xe, chú ye1 phần xương yên đảm bảo không bị mất dây lò xo, bị rỉ sét. Ngồi lên yên nhùn thử để kiểm tra tính đàn hồi của lò xo yên.
Kiểm tra động cơ và chạy thử.
Đây là phần quan trong nhất trong việc kiểm tra xe Vespa cổ. Một chiếc xe Vespa cổ dù mới, đẹp đến đâu đi chăng nữa nhưng chạy được vài bữa thì hư thì nghãi là bạn đã có thất bại trong việc lựa chọn và mua xe.
Cấu tạo đặc biệt của những chiếc Vespa cổ là máy lệch bên, sử dụng động cơ 2 kỳ làm mát bằng không khí, không sử dụng xích hay đai truyền động mà trục bánh được gắn thẳng vào máy, số 4 cấp với việc chỉnh số ở tay trái (một số dòng đặc biệt 3 số), côn rời ở cùng tay số, khởi động bằng cần đạp. Do đó bạn cần nổ máy bằng cách đạp dứt khoát, một số xe cần nghiêng về bên phải sau đó đạp nổ luôn là điều bình thường. Dựng xe, nổ máy, tăng giảm ga để nghe tiếng máy nổ, tăng ga mà máy “rít” lên ngay tiếng nổ giòn, tròn đều không bị rồ, thả hết ga để xe nổ ở trạng thái garanti máy không có những tiếng kêu bất thường. Tiếp theo, bạn bóp chặt côn và hơi tăng ga một chút, nếu tiếng kêu “lọc cọc” hoặc xuất hiện tiếng “hú” từ động cơ phát ra là bát côn đã bị mòn, các lá thép đập vào mâm côn tạo nên tiếng hú.
Ngồi ngay ngắn, bóp chặt côn, vào số 1 tăng ga chạy, nếu xe vọt nhanh mà không ì, máy không rồ bất thường là được, tiếp tục vào số 2, 3, 4, việc chuyển số phải dễ dàng, xe không bị khựng hoặc giật khi sang số (trường hợp sang số đúng), trong quá trình di chuyển nếu là máy tốt thì ở dải tốc độ >40km/h xe chạy rất êm, tiếng máy không kêu “pạch pạch” như lúc nổ máy, xe không rung lắc. Trong điều kiện thử nghiệm, nếu có thể bạn thử thả 2 tay trong 2-3 giây, nếu xe bị lệch hướng đi nghĩa là khung sườn không chuẩn. Tiếp theo, bạn chạy ở số 4 tốc độ khoảng 40km/h rồi bóp hết côn để xe trôi tự do, nếu máy xe bị tắt chứng tỏ phần điện ma vít có vần đề.
Dừng xe, chờ máy nguội, bạn mở cốp bên phải ra sẽ thấy cụm động cơ. Nếu có thể, bạn mở bình xăng con (chế hòa khí) ra để kiểm tra tay quay hút nhiên liệu, đảm bảo tay biên phải khít, trơn và nhẵn. Bạn nhìn phần đuôi xe phía sau động cơ, nếu có nhiều nhớt chảy ra chứng tỏ đã bị hở cổ hút. Tiếp theo bạn nhìn hệ thống điện và bánh đà, những chiếc Vespa cổ nguyên bản chạy điện ma vít đơn giản, không có bất cứ thiết bị điện tử nào cả, chỉ có cuộn điện, ma vít, mô bin (cục tăng áp cho bugi) và hệ thống dây.
Một chiếc xe Vespa cổ tốt trước hết khung sườn phải đồng bộ, do đó bạn cần kiểm tra số khung và số máy, số khung nằm ở phía dưới cốp trái, số máy, nằm dưới cùng lốc máy gần chỗ để gắn dây côn và mâm côn, bạn ghi lại 2 thông số này. Nếu 2 thông số này đều cho ra một kết quả thì máy và khung là của cùng một xe (ở đây không xét đến yếu tố đã bị làm giả lại số khung số máy).
Kiểm tra các phụ tùng khác trên xe.
Bánh xe bao gồm vành, lốp và các bộ phận liên quan cũng rất quan trọng, nó được ví như chiếc chân người, chân hỏng thì đi lại khó khăn. Dựng chân chống giữa, cầm lốp trước quay thật mạnh và quan sát độ “đảo” của vành, nếu vành bị đảo thì chứng tỏ đã bị thay thế hoặc va chạm làm méo hoặc cũng có thể lốp lắp không chuẩn. Sau đó bạn ngồi lên xe, dùng 2 tay ghì chặt ghi đông ấn mạnh xuống phía trước để kiểm tra giảm xóc, nếu là giảm xóc còn tốt thì bạn sẽ nhấn khá êm ái và không phát ra bất cứ tiếng kêu nào. Tiếp theo, bạn trả về số 0, cầm bánh sau lắc mạnh sang hai bên xem có bị rơ không, nếu bị rơ quá chứng tỏ bi trong có vấn đề.Bên cạnh đó các phụ kiện khác như phanh trước, sau, còi, đèn, nút bấm tắt máy, đèn hậu, dzoăng cao su, chỉ chân, bọ sàn, ống xả, nắp bình xăng… cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng.Việc lựa chọn để mua được một chiếc xe Vespa cổ tốt thì bạn sẽ không mất thêm chi phí để sửa chữa cũng như thay thế các linh kiện. Đồng thời giúp bạn có thể thoải mái sử dụng chiếc xe của mình mà không phải lo nghĩ gì. Hãy lựa lựa chọn ngay cho mình một chiếc xe Vespa cổ ngay đi nào.